Các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến

Logo của trình duyệt Mozilla biểu tình chống SOPA

Vào ngày 16/11/2011, Tumblr, Mozilla, Techdirt, Trung tâm Dân chủ và Công nghệ là một trong số nhiều công ty Internet tham gia biểu tình bằng cách tham dự ngày kiểm duyệt Mỹ (American Censorship Day). Các công ty cùng nhau để biểu ngữ màu đen trên logo website với dòng chữ "NGỪNG KIỂM DUYỆT" (STOP CENSORSHIP).[21]

Trong khi đó, Google cũng liên kết một bản kiến nghị trực tuyến với hơn 7 triệu chữ ký từ Hoa Kỳ.[22]

Ông Markham Erickson, Giám đốc điều hành của NetCoalition, phát biểu với Fox News rằng "một số công ty đã có các cuộc trao đổi về [đóng cửa dịch vụ]" vào tuần trước [23] và thảo luận về các khả năng có thể lây lan đến các cửa hàng phương tiện truyền thông khác.[24]

Trang web Ars Technica tuyên bố "Ngày chống đối SOPA" (SOPA Ressitance Day), ngừng đăng tải thông tin công nghệ và chỉ tập trung đăng tin về phong trào phản đối SOPA. Có tin một cuộc biểu tình cũng sẽ diễn ra ở San Francisco.[25][26]

Biểu tình mất điện tại website Wikipedia

Trang Wikipedia Tiếng Anh biểu tình chống dự luật SOPA vào ngày 18/01/2012

Trang Wikipedia Tiếng Anh đã biểu tình bằng cách làm "mất điện" trong vòng 24 giờ từ ngày 18 đến ngày 19/01/2012. Ở mục bài viết, các trang web hiện thị tin nhắn phản đối SOPA và PIPA và hướng người dùng đến khẩu hiệu: "Hãy tưởng tượng một thế giới mà không có kiến ​​thức tự do". Người ta ước tính vượt quá 160 triệu lượt người nhìn thấy biểu ngữ.[22] Trước đó một tháng, ông Jimmy Wales, đồng sáng lập Wikipedia bắt đầu thảo luận với các biên tập viên về một sự cố khả năng "mất điện" kiến thức, cuộc phản đối dựa theo cảm hứng từ một chiến dịch thành công của Wikipedia tiếng Ý. Vào ngày 16 tháng 01, trang Wikipedia Tiếng Anh đưa thông báo về cuộc biểu tình "mất điện" sẽ được thực hiện trong vòng 24 giờ bắt đầu vào ngày 18 tháng 01.

Trang Daily Mail ước tính có 7000 nghìn website nhỏ tham gia vào cuộc biểu tình trong ngày và đăng tải một số loại văn bản phản đối pháp luật.[27]

Chủ tịch Smith, người bảo trợ dự luật SOPA tại Hạ viện, xem sự kiện Wikipedia "mất điện" là "diễn viên đóng thế công khai" và phát biểu "Mỉa mai thay, trang web cống hiến dành để cung cấp kiến thức cho thế giới lại lan truyền sự hiểu biết sai lệch về SOPA". Ông Smith nhấn mạnh rằng: "SOPA sẽ không gây hại đến Wikipedia, các trang blog cũng như các trang mạng xã hội tại Mỹ".[28]

Biểu tình liên kết

Nhóm biểu tình Anonymous mang mặt nạ

Vào ngày 19/1/2012, Megaupload, một website chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu, bị đóng cửa bởi Bộ Tư Pháp MỹCục Điều Tra Liên Bang Mỹ vì bị buộc tội tham gia thực hiện các hành vi vi phạm bản quyền, âm mưu tổ chức hoạt động rửa tiền.[29] Điều này dẫn đến việc tổ chức hacker nổi tiếng thế giới Anonymous gọi đây là "cuộc tấn công đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử Internet". Tổ chức này đã phát hành một video [30] được phát trên YouTube gửi đi thông điệp đến Nhà Trắng biểu lộ sự không hài lòng của mình về SOPA. Ông Barret Brown, người được xem như là người phát ngôn cho tổ chức Anonymous phát biểu trên kênh RT của Nga rằng "không thể có giây phút nào tệ hơn quan điểm của chính phủ như lúc này". Với các cuộc biểu tình chống SOPA trong vòng một ngày duy nhất, nhiều người dùng Internet đã ngày càng lan rộng phong trào phản kháng vì một thế giới Internet tự do.

Ông Barret Brown nói với RT rằng website Bộ Tư Pháp Mỹ bị đóng cửa trong vòng 70 phút sau khi bắt đầu sự tấn công của tổ chức này. Cuộc tấn công buộc hàng ngàn website ngưng hoạt động, bao gồm nhiều website thuộc về Bộ Tư Pháp Mỹ, tổ chức FBI, Liên đoàn Âm nhạc Mỹ, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA), Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA), và Broadcast Music, Inc. "Mặc dù SOPA chưa được thông qua, chính phủ liên bang vẫn luôn luôn có quyền hạn làm vài điều mà họ muốn. Đó là những gì có thể xảy ra nếu SOPA chưa được thông quan, chúng ta có thể hình dung được rằng nếu SOPA được thông qua thì tương lai sẽ như thế nào." Brown nhận xét "Một số nhà bình luận và quan sát đã khẳng định rằng việc FBI đóng cửa Megaupload để chứng minh rằng SOPA và PIPA là không cần thiết.

Mặc dù các hành động của Anonymous nhận được sự ủng hộ, tuy nhiên một nhà bình luận cho rằng việc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) của Anonymous vào các trang web chính phủ có thể tổn hại đến việc chống SOPA của công chúng.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến http://www.alaskadispatch.com/article/sopa-feds-go... http://arstechnica.com/staff/palatine/2012/01/sopa... http://www.bloomberg.com/news/2011-11-16/-american... http://www.businessweek.com/news/2011-11-22/house-... http://news.cnet.com/8301-31921_3-57325134-281/goo... http://news.cnet.com/8301-31921_3-57349540-281/sop... http://tech.fortune.cnn.com/2011/12/09/sopa-2/ http://www.foxnews.com/scitech/2011/12/30/will-goo... http://www.nytimes.com/2012/01/21/technology/megau... http://www.pcmag.com/article2/0,2817,2395653,00.as...